Một ‘phiên tòa lịch sử’ của bóng đá sẽ bắt đầu từ hôm nay 16.9: C[…]

MAN.CITY CÓ THỂ BỊ TRỪ HÀNG TRĂM ĐIỂM

Tội danh bị cáo buộc của Man.City bao gồm 5 vụ vi phạm quy định công bằng tài chính (FFP) của UEFA; 7 vụ vi phạm quy định tương tự riêng trong bóng đá Anh; 35 vụ bất hợp tác với giới điều tra; 54 vụ cung cấp số liệu tài chính CLB không chính xác; 14 vụ cung cấp số liệu không chính xác về lương cầu thủ và HLV.

Bên ngoài sân Etihad, sân nhà của CLB Man.City

Cáo buộc về 35 vụ “bất hợp tác” là trong khoảng thời gian từ tháng 12.2018 – 2.2023. Đấy cũng là lý do khiến ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh chuyển hồ sơ sang một ủy ban độc lập vào tháng 2.2023, và ủy ban này sẽ bắt đầu xét xử Man.City từ hôm nay. Các cáo buộc còn lại diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2018.

Mùa trước, các CLB Everton và Nottingham Forest đều đã bị trừ điểm ở giải Ngoại hạng vì vài vi phạm tương tự (nhưng quy mô nhỏ hơn rất nhiều). “Án” của Man.City ở mức độ khổng lồ nên mãi đến bây giờ ủy ban xét xử độc lập mới có thể bắt đầu công việc. Vụ này dự kiến kéo dài vài tháng, và có thể gần đến cuối mùa bóng thì kết luận mới được công bố. Việc “bắt đầu xét xử” trong hôm nay chỉ là thông tin phổ biến trên các mặt báo. Cả ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh lẫn Man.City đều từ chối xác nhận.

Ủy ban xét xử độc lập chỉ kết luận mức độ vi phạm (hoặc không vi phạm) của Man.City. Khi có kết quả, ban tổ chức giải Ngoại hạng sẽ dựa vào đó công bố hình phạt. Giả sử mọi tội danh nêu trên đều được khẳng định, Man.City có thể bị trừ đến hàng trăm điểm trong mùa tới, thậm chí bị loại ra khỏi giải Ngoại hạng Anh. Hệ quả tiếp theo còn khủng khiếp hơn: cung cấp số liệu sai về tài chính là câu chuyện đã nhuốm màu pháp luật, có thể xuất hiện hình phạt tù tội. Cả Man.City lẫn giải Ngoại hạng Anh đều có quyền “chống án”, nhưng các bên sẽ không đưa nhau ra CAS (Tòa án Thể thao quốc tế), bởi đây không còn đơn thuần là chuyện thể thao nữa.

TƯƠNG LAI CỦA BÓNG ĐÁ ĐỈNH CAO

Nếu Man.City bị kết luận vi phạm nhưng chỉ bị trừ vài điểm “vặt vãnh”, hoặc bị phạt tiền, thì vụ án này sẽ là cái tát vào mặt một bộ phận không nhỏ trong giới bóng đá nhà nghề, nhất là các đội bóng tuân thủ chặt chẽ hoặc từng bị phạt nặng vì vi phạm quy định FFP. Từ đây trở đi, công thức “rải tiền để có danh hiệu” sẽ dễ dàng đè bẹp những cách làm thiên về chuyên môn trong bóng đá đỉnh cao. Quy định FFP của UEFA và các giải VĐQG lớn khi ấy cũng sẽ trở thành trò hề, bất quá chỉ có tác dụng đối với các CLB nhà nghèo.

Nếu Man.City bị phạt nặng, dĩ nhiên họ sẽ không cam tâm chấp nhận. Chẳng những có quyền chống án, Man.City còn có quyền kiện ngược các tổ chức điều hành bóng đá đỉnh cao, gồm cả UEFA. Xin được nhắc lại: chuyện này đã vượt ra ngoài phạm vi thể thao thuần túy và ngay cả CAS – tòa án thể thao tối thượng xưa nay – cũng không đủ thẩm quyền xét xử. Màu sắc pháp luật đã xuất hiện ngay từ khởi điểm. Vốn dĩ giải Ngoại hạng Anh không biết (hoặc cố tình làm ngơ). Hàng trăm vụ vi phạm (nếu có thật) của Man.City chỉ được tờ báo Đức Der Spiegel công bố, sau những cuộc điều tra riêng của họ. Man.City tuyên bố: thế là vi phạm pháp luật.

Rõ ràng, sổ sách tài chính của một công ty không phải là điều mà ai cũng có quyền hỏi hoặc công bố. Vậy, hãy hình dung câu chuyện tiếp theo: cứ cho rằng Man.City vi phạm FFP (và sẽ chịu phạt nặng). Nhưng giải Ngoại hạng, và cả UEFA có thể bị kiện ngược vì tội công bố số liệu tài chính riêng của Man.City? Thậm chí cái quy định FFP của UEFA – bắt mọi CLB công bố sổ sách tài chính – là có phù hợp pháp luật?

7m là một trang web chuyên cung cấp thông tin về bóng đá và các môn thể thao khác, đặc biệt là kết quả trực tiếp và tường thuật chi tiết các trận đấu tại 7m-7m.